Thanh Niên Phường 2 Quận 8
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thanh Niên Phường 2 Quận 8

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 3 Chuyện tình bên cánh võng

Go down 
Tác giảThông điệp
Bientapvien
Ban Biên Tập
Ban Biên Tập
Bientapvien


Tổng số bài gửi : 115
Triệu Đồng : 335
Cảm Ơn Nào : 5
Join date : 30/09/2010

Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 3 Chuyện tình bên cánh võng Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 3 Chuyện tình bên cánh võng   Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 3 Chuyện tình bên cánh võng I_icon_minitimeWed Mar 02, 2011 10:16 pm

Ở cứ, ngoại trừ các anh chị “rừng xanh muôn năm”, ai cũng phải thực hiện “ngăn cách bí mật”, tức là bịt mặt, cách tiếng, thậm chí che cả dáng người (kín từ đầu đến chân). Trong tình cảnh khó khăn như thế nhưng không ít “mối tình rừng” đã đơm hoa kết trái bên cánh võng đong đưa.
“Tình rừng”

Đám cưới trong rừng thiêng liêng lắm, bởi trong tình yêu ấy còn có lý tưởng chung mà cả hai đã phải qua rất nhiều khó khăn mới có được. Tình riêng hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước
Trong hơn bảy năm ở cứ, anh Tư Hợp (Hoàng Phủ Ngọc Phan, hiện sống tại quận 9, TP.HCM) được ăn cưới cả chục lần, kể cả của chính mình. Hồi đó anh là sinh viên y khoa Huế thoát ly, còn chị (Trần Hoàng Thanh, bí danh Bảy Châu) hoạt động trong nội thành Sài Gòn.
Khi về cứ Bảy Châu phải che mặt, nhưng nhờ chung trận địa chống càn nên dần dà gương mặt con gái bên trong chiếc khăn rằn không còn là bí mật. Có lần đối phương đánh phá ác liệt vào cứ Bình Thạnh (nay thuộc Đồng Tháp), Tư Hợp đưa mấy chị em xuống hầm bí mật, còn mình ôm khẩu AK tử thủ.
Sau trận đó, Tư Hợp được Bảy Châu đem lòng yêu mến. Rồi chị đột ngột được lệnh vào nội thành công tác, để lại cho chàng trai trong cứ bao nỗi nhớ thương với mối tình vừa chớm nở. Một năm sau họ mới gặp lại nhau và tổ chức đám cưới bên dòng sông Sở Thượng (giáp biên giới Campuchia). Đang mùa nước nổi, anh em chặt cây làm cho chiếc chòi tình yêu nổi trên mặt nước bên dưới gốc cây vừng. Cô dâu chú rể lui cui chui vào thì “ầm”, cả hai ướt như chuột lột. Đêm đó, chú rể phải lặn lội mò mẫm cột lại góc chòi bị sạt và giấu biệt “tai nạn” này.
Chưa hết, khoảng 5 giờ sáng bỗng có một bóng đen xuất hiện trước chòi nói nhỏ: “Đồng chí Bảy Châu dậy đi công tác đột xuất. Có khách đặc biệt cần chị đưa vào vùng A (tức nội thành) gấp, mong anh chị thông cảm”. Còn nữa, cặp nhẫn cưới mà họ nhờ dân ghe hàng mua giúp chỉ mấy tháng sau bỗng xỉn màu xám xịt. Lần đó đôi uyên ương tự an ủi nhau: “Nhẫn thì giả nhưng tình yêu của chúng mình là vàng thật đấy”.
Khác với Tư Hợp - Bảy Châu, đôi bạn Tư Tín (Trần Thị Ngọc Hảo) - Bảy Thiện (Trần Thiện Tứ) thân nhau từ phong trào đấu tranh công khai trong nội thành. Năm 1968, khi đột ngột được lệnh về cứ, Bảy Thiện nhờ bạn gửi cho người thương lá thư, trong thư nói “chỉ xem nhau như là bạn thôi vì chiến tranh không biết thế nào, sống chết ra sao” dù “gửi thư xong cũng đau lòng lắm, xa nhau nhớ da diết lắm”. Do bị theo dõi nên đám cưới của họ được ngụy trang bằng đám hỏi của Sáu Lành (em gái Tư Tín), chỉ có họ nhà trai và họ nhà gái nói chuyện với nhau mà không có cô dâu, chú rể.
Thời điểm đó cô dâu đang ở nhà một người bạn thân trong nội thành, còn chú rể đang trong cứ và tưởng tượng về đám cưới nơi quê nhà. Mãi đến tháng 12-1971, lễ tuyên hôn của đôi trẻ mới được tổ chức trong căn cứ trên đất bạn Campuchia. Ở rừng, tiệc cưới chỉ có chuối già, sabôchê và bánh ngọt. Cô dâu chú rể mặc bà ba đen, riêng cô dâu phải che mặt ngăn cách. Lần đó, đợi khi mọi người giải tán hết, cô dâu tháo khăn che mặt và nhờ một anh phóng viên kháng chiến chụp cho mấy tấm ảnh. Sau đám cưới, Tư Tín về nội thành hoạt động, còn Bảy Thiện tiếp tục ở rừng, đôi bạn “vợ chồng Ngâu” cho đến ngày đất nước thống nhất.

Người xa khuất chưa về
Cứ mỗi lần gặp mặt, anh em đồng chí của một thời lửa đạn lại cảm thương cho thân phận của nữ đồng đội Tư Vinh (Huỳnh Quan Thư, hiện sống tại quận 1, TP.HCM). Hồi ấy, chị và anh Lê Quang Lộc được tổ chức bí mật phân công chung liên danh tranh cử vào ban đại diện sinh viên Trường đại học Văn khoa niên khóa 1966-1967. Cùng hoạt động chung, thấy anh Lộc nhiệt tình, khiêm tốn, đứng đắn nên Thư bắt đầu để ý.
Sau Tết Mậu Thân, anh Lộc đột ngột nhận lệnh thoát ly gấp vào mật khu mà chưa kịp nói lời hẹn ước với chị. Được tin, lòng chị tê tái. Cuối năm 1968 chị bị bắt, một năm sau được thả do đối phương không có bằng chứng kết tội. Một ngày tháng 12-1970, chị nhận được tin “chuẩn bị theo giao liên đi gặp người thân”. Và đôi bạn đã trùng phùng trong nước mắt tại căn cứ Thành đoàn bên dòng sông Sở Thượng sau hơn hai năm biền biệt nhớ thương.
Đầu tháng 4-1971, lễ cưới của họ được tổ chức, cũng là lúc hoa ô môi kết chùm nở hồng đẹp đến nao lòng. Ngày 15-4-1975, trên đường hành quân về Sài Gòn, đơn vị của anh Lộc lọt vào ổ phục kích của đối phương. Trước đó, anh viết thư về nhờ giao liên đưa con trai Vĩnh Linh, khi đó mới hơn 3 tuổi, vào cứ, cha con quây quần với nhau được mười ngày, lần đầu cũng là lần cuối. Anh Lộc hi sinh khi chưa biết mặt con gái Thanh An. Đến tận bây giờ chị Thư vẫn ở vậy nuôi con, giữ vẹn lời thề thủy chung thuở trước.
Chị Sáu Thủy (Phạm Thị Ngọc Loan, hiện sống tại quận 9, TP.HCM) thì có một “cuộc tình rừng” câm lặng. Buổi tối ở rừng, khi các cánh võng đã say giấc cũng là lúc hai đầu võng thì thầm bên nhau. Anh kể chuyện Lửa trung tuyến, Trên đường sấm dậy, Thép đã tôi thế đấy... Lắm khi câu chuyện bị cắt ngang bởi tiếng pháo, tiếng bom. Qua mấy mùa trăng rừng lãng mạn, rồi cũng đến ngày Sáu Thủy được lệnh về Sài Gòn. Đêm cuối cùng, chị đưa tay lên đầu võng và ở đó bàn tay anh như chờ đợi lâu lắm rồi. Cái nắm tay ấy không chỉ ấm tình đồng đội mà còn là một chút riêng tư.
Ngày ấy, kỷ luật rất nghiêm nên dù rất muốn họ vẫn chưa dám tự ý gỡ khăn che mặt nhìn nhau. Hòa bình, chị trở về, anh nằm đó trong nắm đất sơ sài bên cạnh đồng đội của mình. Ngồi bên mộ anh, chị như nghe giọng Huế trầm lắng, ánh mắt chan chứa yêu thương và cảm nhận được cả hơi nóng của bàn tay anh. Còn đó chiếc võng dù, mẩu lược sừng bị gãy cán và chiếc khăn rằn nay đã xỉn màu, tất cả đều là của chị tặng anh trong buổi chia tay ngày ấy…
Như một định mệnh, người bạn đời của chị Sáu Thủy cũng là một đồng đội chung chiến hào trong vùng hậu cứ, đó là anh Tám Hồng (Trần Vĩnh Thanh). “Cuộc tình rừng” thứ hai của chị có hậu hơn, đám cưới của họ diễn ra vào thời điểm chuẩn bị vào trận Mậu Thân 1968. Chị Sáu Thủy bộc bạch: “Đám cưới trong rừng thiêng liêng lắm, bởi trong tình yêu ấy còn có lý tưởng chung mà cả hai đã phải qua rất nhiều khó khăn mới có được. Tình riêng hòa quyện trong tình yêu quê hương, đất nước”.
Về Đầu Trang Go down
 
Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 3 Chuyện tình bên cánh võng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 2 Trường học giữa rừng
» Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ 1 Xếp bút nghiên về cứ
» Thời tuổi trẻ giữa rừng - kỳ cuối Căn cứ lòng dân
» " Em đi! Sao không mang tình yêu của tôi đi theo? Em bỏ lại tôi với tình yêu của chính mình. Một giấc mơ bị bỏ ngỏ. "
» CÂU CHUYỆN NẰM MƠ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thanh Niên Phường 2 Quận 8 :: TIN TỨC HOẠT ĐỘNG :: Gốc Truyền Thống-
Chuyển đến